Theo dự thảo thông tư mới của Bộ Công an, thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trên xe phải truyền cả âm thanh của tài xế, thay vì chỉ truyền hình ảnh như trước.
Điều này đồng nghĩa, khoảng 200.000 xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải thay mới thiết bị hoặc nâng cấp.
Phải truyền cả hình ảnh lẫn âm thanh
Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo Thông tư quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (GSHT) và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe ô tô.
Thông tư áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe, đơn vị cung cấp dịch vụ GSHT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thiết bị GSHT và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe của xe ô tô trên toàn quốc.
GSHT là thiết bị được gắn trực tiếp trên xe ô tô, có chức năng truyền tải về hành trình, tốc độ, thông tin lái xe, thời gian dừng đỗ của xe.
Còn thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe sẽ gắn trực tiếp bên trong buồng lái xe, ghi nhận video, hình ảnh, âm thanh có liên quan đến người lái xe và truyền về máy chủ.
Điều này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp phải truyền cả âm thanh của tài xế, thay vì chỉ hình ảnh từ camera gắn trên xe như trước đây.
Cần trung tâm tiếp nhận dữ liệu dung lượng lớn
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chi hội trưởng Chi hội Giám sát hành trình cho hay, chức năng ghi âm phục vụ nhiều cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chi hội trưởng Chi hội Giám sát hành trình
Ví dụ, khi xảy ra tranh cãi giữa tài xế và hành khách, qua ghi âm sẽ biết được bên nào sai. Nếu chỉ có hình ảnh, sự việc tranh cãi sẽ chỉ như "kịch câm", không biết ai sai, ai đúng để xử lý.
"Tuy nhiên, trong quy chuẩn thiết bị GSHT hiện hành không có yêu cầu ghi âm thanh nên hầu hết thiết bị đã lắp trên xe kinh doanh vận tải không có tính năng này. Nếu quy định được áp dụng, doanh nghiệp vận tải sẽ phải thay thiết bị đã lắp", ông Giang nói.
Ông Đỗ Văn Bằng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, để thực hiện quy định trên, một ô tô có thể phải lắp camera mới khoảng 5,8 triệu đồng và thêm 1,2 triệu đồng chi phí truyền dữ liệu.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, việc truyền dữ liệu hình ảnh với tần suất cao, chi phí sẽ rất lớn.
Thiết bị giám sát hành trình SKYBOX tích hợp Camera ghi âm góc rộng
Bên cạnh đó, cần có trung tâm tích hợp dữ liệu với dung lượng lớn mới đáp ứng yêu cầu. Thực tế cho thấy, với quy định từ 3-5 phút truyền một hình ảnh, nhiều năm qua chúng ta cũng chưa hình thành được trung tâm tích hợp.
Cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn về thiết bị GSHT và tiêu chuẩn camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
Quá trình xây dựng và ban hành các quy chuẩn và tiêu chuẩn này đều được lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, đối tượng chịu tác động; căn cứ trên yêu cầu quản lý vận tải, quản lý ATGT. Do vậy, khi có sự thay đổi, cần đánh giá tổng kết để điều chỉnh phù hợp.
Thêm chi phí mua dung lượng đường truyền
Dự thảo thông tư cũng quy định, dữ liệu từ thiết bị GSHT, dữ liệu hình ảnh người lái xe phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây/lần khi xe chạy và không quá 15 phút/lần khi xe không hoạt động (dừng đỗ để nghỉ, xe chờ xếp khách tại các bến xe đối với tuyến cố định).
Trong khi đó, theo Nghị định 47/2022 sửa đổi Nghị định 10/2020 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, camera được lắp đặt trên xe kinh doanh vận tải phải ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định.
Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 - 20 lần/h (tương đương từ 3 - 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Theo ông Lê Sơn, nếu tần suất truyền hình ảnh 30 giây/ảnh, dữ liệu đường truyền và lưu trữ gấp 10 lần.
Ông Nguyễn Trường Giang cho rằng, yêu cầu tăng tần suất truyền hình ảnh có thể giúp kiểm soát thời gian lái xe liên tục, tọa độ xe chạy để phân tích vi phạm tốc độ theo từng cung đường.
Tuy nhiên, với thời gian 30 giây truyền hình ảnh một lần, doanh nghiệp phải mất thêm chi phí mua gói có dung lượng và băng thông lớn mới đáp ứng được tốc độ truyền.
Nhà cung cấp thiết bị GSHT cũng sẽ phải nâng cấp hệ thống tiếp nhận dữ liệu và thu thêm phí đối với doanh nghiệp vận tải.
Quan trọng hơn, với lượng dữ liệu hình ảnh truyền về của 200.000 xe với tần suất dưới 30 giây/hình ảnh, cơ quan quản lý sẽ phải chi nguồn kinh phí không nhỏ xây dựng trung tâm tiếp nhận dữ liệu đủ băng thông để đáp ứng được yêu cầu lưu trữ.
Đồng hành cùng sự phát triển số hóa trong lĩnh vực Vận tải, Công ty Skysoft luôn là đơn vị dẫn đầu vớ trong cung cấp những giải pháp quản lý vận tải hàng đầu Việt Nam. Không chỉ đáp ứng những Nghị định hiện hành theo quy định của Nhà nước những giải pháp của Skysoft luôn mang lại giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu vận hành hiệu quả nhất.
Liên hệ để được tư vấn chi tiết
Hotline: 1900 0085 - 0906.308.308
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa 21B5 Greenstars, KĐT Thành phố Giao Lưu, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.